TRANG TIN BẤT ĐỘNG SẢN HỮU ÍCH

TRANG TIN BẤT ĐỘNG SẢN HỮU ÍCH
THÔNG TIN NHANH CHÓNG, CHÍNH XÁC

Giá nhà TP.HCM tăng cao, nhiều người nhập cư lao đao nơi miền đất hứa

Tới năm 2020, ước tính sẽ có khoảng 40% dân số Việt Nam sinh sống ở các đô thị, theo Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam Trần Ngọc Chính. Lượng lao động nhập cư đổ về TpHCM ngày càng nhiều bởi sức hút của các cơ hội việc làm cũng như mức thu nhập ở thành phố này cao hơn hẳn, xấp xỉ 38% so với mức thu nhập trung bình trên cả nước, bình quân khoảng 10 triệu, theo thống kê của Vietnam WorksChẳng biết từ bao giờ, TP.HCM được xem là miền đất hứa của hàng triệu người dân tỉnh lẻ muốn tìm kiếm cơ hội đổi đời.

Đến hẹn lại lên

Cứ mỗi độ Tết đến, Xuân về, ở thành phố có nền kinh tế phát triển nhất Việt Nam lại chứng kiến cuộc ra đi để trở về lớn nhất trong năm của những người nhập cư. Họ chia tay Sài Thành từ 23 tháng Chạp và trở lại sau 7 ngày Tết.


Ảnh: Lê Toàn


Theo kết quả điều tra dân số, tại thời điểm ngày 1/4/2019, TP.HCM có gần 9 triệu người thường trú, kể cả người có đăng ký tạm trú trên 6 tháng. So với năm 2009 là hơn 7 triệu người người, thì dân số của Thành phố đã tăng thêm 1,8 triệu người, tức trung bình tăng 183.000 người/năm trong 10 năm gần đây (kết quả điều tra dân số không bao gồm người tạm trú ngắn hạn và vãng lai).
Tuy nhiên, theo nhận định của các nhà nghiên cứu, dân số thực sự của TP.HCM hiện nay (gồm cả những người có hộ khẩu thường trú, tạm trú, vãng lai) hơn 13 triệu người.
Nhưng dù là con số nào, thì TP.HCM vẫn giữ “ngôi vương” là thành phố có dân cư đông nhất cả nước và có tốc độ tăng dân số nhanh, với mức bình quân mỗi năm tăng thêm trên 200.000 người, tương tương dân số của một quận nội thành. Trong 200.000 người tăng thêm mỗi năm đó, có khoảng 130.000 dân nhập cư .
Thực tế mà nói, rất khó tìm được con số chính xác về số người di chuyển đến Thành phố hằng năm. Và cũng khó mà biết được họ là những ai, vì mỗi người một quê và đến Sài Thành với những lý do khác nhau.
Những người nhập cư nghĩ về TP.HCM như một miền đất hứa đầy cơ hội, kể cả với những người không có bằng cấp. Một cò đất tay ngang, hay một xe ôm vẫn có thể kiếm được nhiều tiền hơn những người có học vấn cao.


Ảnh: Lê Toàn 


Như câu chuyện của Tuyết là một ví dụ. Rời vùng đất cằn cỗi Quảng Bình vào TP.HCM làm công nhân may mặc với mong muốn có thu nhập cao hơn làm nông ở quê để phụ giúp gia đình và có cơ hội tạo lập cuộc sống mới tốt hơn. Tuy nhiên, làm công nhân với mức lương tháng 4 triệu đồng, để có tiền về Tết, Tuyết phải tính toán kỹ cho những khoản chi tiêu của mình. Tuyết muốn trở về quê, nhưng về đó rồi không biết làm gì để sống, còn nếu ở lại thì cũng không khá hơn.Với nỗ lực cầu tiến và một kế hoạch tài chính cá nhân hợp lý, bất cứ ai cũng có thể bắt đầu chinh phục ước mơ làm giàu nơi thành phố năng động nhất cả nước này. Tuy nhiên, với nhiều người, chi phí sinh hoạt đắt đỏ, trong khi thiếu khả năng tiếp cận vốn, thiếu tay nghề, khiến giấc mơ đổi đời của họ rất xa vời.
“Ở Sài Gòn mấy năm nay cũng đâu có dư được đồng nào. Tết này, em chỉ có vài hộp bánh với 1 triệu đồng lì xì cho mẹ”, Tuyết tâm sự.
Với dân số trung bình cứ 5 năm lại tăng thêm 1 triệu người, dẫn đến những áp lực rất lớn về nhu cầu nhà ở, nên việc đáp ứng nhu cầu nhà ở được TP.HCM coi là nhiệm vụ cấp bách và quan trọng. Hiện nay, diện tích nhà ở bình quân đầu người của TP.HCM là 19,9 m2/người, mục tiêu đến 2025 là 20,3 m2/người.
Tuy vậy, vẫn còn một bộ phận lớn người lao động, nhất là người dân nhập cư, người có thu nhập thấp đang sinh sống trong điều kiện chật chội, cũ kỹ, chưa đảm bảo vệ sinh, an toàn và phần lớn không có khả năng sở hữu nhà, thậm chí thuê nhà với mức giá phù hợp cũng là điều khó khăn. Điều này cho thấy rằng, vấn đề nhà ở hiện nay là rất cấp bách và bức xúc với TP.HCM.
Nhu cầu về nhà ở là rất lớn, song nhìn chung, việc triển khai các chính sách phát triển nhà ở thời gian qua rất chậm, chưa đáp ứng nhu cầu thực tế.
Theo báo cáo của Hiệp hội Bất động sản TP.HCM, thị trường bất động sản TP.HCM tiếp tục xu hướng sụt giảm, chỉ có 1 dự án nhà ở được chấp thuận chủ trương đầu tư trong năm 2019, giảm khoảng 83% so với năm trước và không có dự án nhà ở nào được công nhận chủ đầu tư.
Thiếu cung khiến giá nhà liên tục tăng cao, trong khi tốc độ tăng thu nhập của người dân không tương xứng, đã khiến khả năng sở hữu chốn an cư của nhiều người ngày càng khó khăn. Nếu chỉ trông chờ vào tiền tích lũy từ thu nhập để mua nhà, thì giấc mơ an cư rất xa tầm với của nhiều người dân TP.HCM.
Để giải quyết bài toán nhà ở cho người dân, trong bối cảnh nguồn cung và quỹ đất hạn hẹp, nhiều ý kiến cho rằng, TP.HCM nên áp dụng mô hình phát triển các dự án khu dân cư quy mô lớn (mỗi dự án nên có diện tích khoảng trên dưới 50 ha trở lên) tại các quận ven và huyện ngoại thành; tiến hành chỉnh trang, tái phát triển các khu vực đô thị lụp xụp, chung cư cũ, ven kênh rạch. Ưu tiên phát triển nhiều mô hình nhà ở xã hội nhằm tạo điều kiện tiếp cận nhà ở cho 10 đối tượng thụ hưởng theo quy định tại Điều 49, Luật Nhà ở.
Bên cạnh đó, khuyến khích và đẩy mạnh mô hình hộ gia đình, cá nhân tự xây dựng nhà ở, cho thuê nhà ở; mô hình phát triển các điểm dân cư nông thôn; mô hình văn phòng lưu trú, căn hộ dịch vụ, căn hộ du lịch, cửa hàng lưu trú, đáp ứng nhu cầu thật của thị trường, kết hợp vừa làm việc, kinh doanh vừa lưu trú.
Cho phép doanh nghiệp được phát triển các dự án nhà trọ, phòng trọ để giải quyết nhu cầu chỗ ở của sinh viên, công nhân, lao động, người có thu nhập thấp, người nhập cư. Ngoài ra, cần phát triển các khu đô thị mới, các khu dân cư quy mô lớn tại các tỉnh giáp ranh TP.HCM.
Song, để giải quyết các vấn đề đó, Nhà nước cần xem xét vấn đề quy hoạch và quỹ đất, phải có khu dành cho loại hình nhà ở vừa túi tiền, phải tạo cơ chế chính sách trong quản lý hệ thống thông tin về nhà đất minh bạch hơn.
Ngoài ra, để giá bất động sản không còn tăng mạnh, nhất thiết phải đánh thuế vào các căn nhà, đất tiếp theo và bất động sản bỏ hoang.
Nhưng trên hết, việc giải quyết nhu cầu nhà ở tại TP.HCM vẫn nằm ở chính quyền Thành phố. Các cấp, ban ngành của Thành phố cần quan tâm hơn đến vấn đề nhà ở của người dân, nhất là người dân nhập cư. Cần phải làm sao để người nhập cư cảm nhận được họ là một phần không thể thiếu làm nên diện mạo của Thành phố hiện nay, để xứng đáng với mục tiêu mà Thành phố vẫn luôn theo đuổi là xây dựng TP.HCM có chất lượng sống tốt, văn minh, hiện đại và nghĩa tình.
Khi nền kinh tế phát triển, các sản phẩm tài chính ngày càng trở nên phổ biến và tiện lợi hơn, giúp cải thiện mức sống của người dân, điều quan trọng là chúng ta cần kịp thời nắm bắt cơ hội này để tạo ra tài sản có khả năng sinh lời để tăng thu nhập và làm giàu cho bản thân cũng như gia đình.

>>>>> xem thêm:

0 Response to " Giá nhà TP.HCM tăng cao, nhiều người nhập cư lao đao nơi miền đất hứa"

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...